Hợp đồng EPC là gì? Khái niệm, đặc điểm và khung pháp lý tại Việt Nam

Hợp đồng EPC đang ngày càng trở nên phổ biến trong ngành xây dựng và phát triển dự án, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Đây là mô hình tổng thầu trọn gói, tích hợp ba giai đoạn then chốt: Thiết kế (Engineering), Mua sắm (Procurement) và Thi công xây dựng (Construction).

Nhà máy kéo sợi lông cừu Đà Lạt, tại cụm KCN Phát Chi.

Đặc điểm của hợp đồng EPC

Khác với phương thức truyền thống, hợp đồng EPC trao toàn bộ trách nhiệm cho một nhà thầu duy nhất, từ khâu thiết kế, cung cấp vật tư, thi công đến khi bàn giao công trình hoàn chỉnh cho chủ đầu tư. Mô hình EPC đặc biệt phù hợp với các dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp và yêu cầu tiến độ gấp rút. 

Những lĩnh vực áp dụng phổ biến bao gồm năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió), công nghiệp nặng, nhà máy lọc hóa dầu, hạ tầng giao thông đô thị và các công trình công nghiệp chuyên biệt. Việc một tổng thầu chịu trách nhiệm toàn diện giúp giảm thiểu các rủi ro phát sinh từ việc chia nhỏ hợp đồng, đồng thời tối ưu hóa thời gian triển khai, đảm bảo sự đồng bộ kỹ thuật và nâng cao hiệu quả quản lý tổng thể.

Điểm nổi bật của hợp đồng EPC là khai thác tối đa năng lực quản trị rủi ro từ tổng thầu – từ thiết kế, chi phí, tiến độ đến chất lượng. Đây cũng là lý do khiến hình thức hợp đồng này được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ưa chuộng. Đặc biệt là trong bối cảnh các dự án năng lượng sạch tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và cần một cấu trúc pháp lý minh bạch, chuẩn hóa.

Khung pháp lý điều chỉnh hợp đồng EPC tại Việt Nam

Về mặt pháp lý, hợp đồng EPC tại Việt Nam được điều chỉnh bởi hệ thống luật xây dựng và các văn bản pháp quy liên quan. Luật Xây dựng, Nghị định 37/2015/NĐ-CPNghị định 50/2021/NĐ-CP quy định rõ các nguyên tắc giao kết, thực hiện và điều chỉnh hợp đồng xây dựng, trong đó có EPC. 

Bên cạnh đó, Luật Đấu thầu, Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại cũng cung cấp khung pháp lý cho việc lựa chọn nhà thầu, ký kết và xử lý tranh chấp.

Để hợp đồng EPC có hiệu lực, cần đảm bảo các điều kiện cơ bản như: năng lực pháp lý của các bên tham gia, sự tự nguyện trong giao kết, hình thức hợp đồng bằng văn bản, và năng lực hành nghề của tổng thầu phù hợp với tính chất công trình. Bộ Xây dựng cũng đã ban hành mẫu hợp đồng EPC tại Thông tư 02/2023/TT-BXD nhằm hỗ trợ các bên áp dụng đúng quy định pháp luật.

 Đại diện Đại Dũng Group tặng quà lưu niệm trong lễ khánh thành nhà máy dệt nhuộm thứ 2 tại Việt Nam cho đại diện Südwolle Group.

Lợi ích của hợp đồng EPC

Lợi ích nổi bật của hợp đồng EPC là tính trọn gói, minh bạch và dễ kiểm soát. Đối với chủ đầu tư, mô hình này mang lại sự an tâm về tiến độ và ngân sách, giảm thiểu gánh nặng quản lý và phân tán trách nhiệm. 

Với tổng thầu EPC, đây là cơ hội khẳng định năng lực tích hợp, đổi mới công nghệ và tối ưu hóa lợi nhuận nếu quản lý tốt các yếu tố rủi ro.

So sánh hợp đồng EPC với các loại hợp đồng khác

So với các loại hợp đồng khác như EPCM (quản lý thiết kế – mua sắm – thi công), Design-Build (thiết kế – thi công), hợp đồng “chìa khóa trao tay” (Turnkey) hay mô hình PPP (Đối tác công tư), hợp đồng EPC nổi bật ở tính tích hợp và tính chịu trách nhiệm toàn diện của tổng thầu. 

Nếu EPCM chỉ cung cấp dịch vụ quản lý và để chủ đầu tư giữ quyền kiểm soát, thì EPC lại chuyển giao toàn bộ quyền và trách nhiệm thực hiện. Sự khác biệt này giúp hợp đồng EPC trở thành lựa chọn lý tưởng cho các dự án cần tiến độ nhanh, chi phí xác định rõ ràng và quản lý rủi ro hiệu quả.

Ứng dụng thực tiễn của hợp đồng EPC

Nhìn chung, hợp đồng EPC là một giải pháp hiệu quả trong quản lý dự án xây dựng, đặc biệt khi yêu cầu kỹ thuật cao và cần rút ngắn thời gian thực hiện. Việc áp dụng đúng khung pháp lý và lựa chọn tổng thầu đủ năng lực là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công cho mô hình này trong thực tiễn.

Đại Dũng Group trong lĩnh vực Hợp đồng EPC

Năng lực tổng thầu EPC của Đại Dũng Group được thể hiện rõ nét qua dự án Nhà máy dệt nhuộm Ninh Thuận tại khu công nghiệp Du Long. Đây là lần thứ hai Đại Dũng Group được tập đoàn dệt nhuộm hàng đầu thế giới Suedwolle tin tưởng giao phó vai trò tổng thầu cho nhà máy thứ hai của họ tại Việt Nam. 

Nhà máy dệt nhuộm của Südwolle Group tại Ninh Thuận.

Đây là dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 21 triệu USD, phủ rộng trên khuôn viên có diện tích 3ha, vận hành sản xuất sản phẩm kéo sợi từ lông cừu nguyên chất, sợi lông cừu pha cho dệt thoi, dệt kim tròn, dệt kim phẳng với công nghệ sản xuất và xử lý môi trường hiện đại của Đức.

Với những yêu cầu và hàng loạt các tiêu chí khắt khe về thiết kế kiến trúc, các tác động đến môi trường sống, tối ưu hóa không gian và những đòi hỏi cao về tiến độ triển khai, Đại Dũng Group đã vượt qua rất nhiều đơn vị tên tuổi để trở thành cái tên được “chọn mặt gửi vàng”.

Những dự án thành công khẳng định cam kết về chất lượng và tiến độ mà Đại Dũng Group mang lại cho các chủ đầu tư khi lựa chọn hình thức hợp đồng EPC. Qua đó, Đại Dũng Group cũng từng bước xây dựng thương hiệu không chỉ là một nhà sản xuất kết cấu thép hàng đầu mà còn là một tổng thầu EPC đáng tin cậy. 

Languages