KẾT CẤU THÉP CÔNG NGHIỆP THEO DÒNG CHẢY THỜI ĐẠI

Thép hay còn gọi kết cấu thép là một trong những vật liệu “sinh sau đẻ muộn” của thời đại, được ứng dụng phổ biến từ thế kỷ XX. Trước đó, gỗ hay cát đá bê tông vẫn được ưa chuộng vì thuộc tính tự nhiên, sẵn có. Tuy nhiên, để đáp ứng xu thế tinh giản, tối ưu chi phí, nhẹ mà bền vững trong xây dựng và công nghiệp thì kết cấu thép được trở thành sự lựa chọn của thời đại.

Kết cấu thép là một trong những vật liệu thiết bị xây dựng chủ lực của ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng từ những chi tiết điểm nhấn đến cấu kiện chịu tải trọng lớn  

1. Kết cấu thép qua từng giai đoạn:

1.1 Kết cấu thép chỉ là chi tiết phụ trong các công trình ở Thế kỷ 19

Việc sử dụng thép trong xây dựng nhà xưởng thời kỳ này vẫn còn mới mẻ. Thông thường, các xưởng sản xuất, nhà máy sản xuất được xây dựng bằng gỗ hoặc bê tông. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ sản xuất thép cùng với việc tạo ra các phương pháp gia công thép mới đã mở ra khả năng sử dụng thép trong kết cấu nhà xưởng.

1.2 Kết cấu thép được khẳng định vị thế trong xây dựng ở Thế kỷ 20 

Ở giai đoạn này, vật liệu kết cấu thép được ứng dụng vào xây dựng nhà xưởng đã phổ biến hơn. Công nghệ sản xuất thép và các xưởng gia công chế tạo ngày càng phát triển. Điều đó thúc đẩy hoạt động sản xuất ra những cấu kiện thép gia tăng về số lượng và các tính năng. Những công trình nhà xưởng được xây dựng bằng kết cấu thép trở nên phổ biến, nhờ vào tính linh hoạt và khả năng tăng tải của nó. Các hệ thống kết cấu thép trong giai đoạn này thường được thiết kế dựa trên các khung thép, cột thép và dầm thép.

Đến thế kỷ 20, kết cấu thép trở thành sự lựa chọn trong các hệ thống khung chính – phụ, thành phần chịu tải trọng lớn của những công trình nhà xưởng, nhà tiền chế, kho bãi,…

1.3 Kết cấu thép giai đoạn hoàng kim và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Thế kỷ 21

Trong kỷ nguyên hiện đại với nhiều cột mốc chuyển biến bứt phá và ngoạn mục, kết cấu thép đặc biệt là kết cấu thép trong nhà xưởng tiếp tục cải tiến toàn diện với nhiều tính năng vượt trội. Công nghệ sản xuất chế tạo, gia công cấu kiện thép ngày càng tiên tiến. Điều đó đã cho phép các xưởng, tập đoàn cơ khí tạo ra các sản phẩm với chất lượng cao hơn và chi phí sản xuất thấp hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin và mô phỏng 3D tạo điều kiện cho việc thiết kế và xây dựng nhà xưởng bằng kết cấu thép trở nên chính xác và hiệu quả hơn. Ngoài ra, xu hướng bền vững và xanh hơn trong xây dựng đã thúc đẩy sự sử dụng kết cấu thép tái chế và kết cấu thép chống cháy.

Hiện nay, kết cấu thép đã trở nên phổ biến và ngày càng nâng cao về kỹ thuật chất lượng và trình độ tạo hình. 

Tóm lại, từ thế kỷ 19 đến nay, xu hướng kết cấu thép nhà xưởng đã trải qua sự phát triển và cải tiến liên tục. Công nghệ sản xuất thép ngày càng tiên tiến và sự phát triển của công nghệ xây dựng đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự sử dụng và cải tiến kết cấu thép nhà xưởng.

2. Kết cấu thép trong lĩnh vực công nghiệp 

2.1 Kết cấu thép ứng dụng phổ biến:

Kết cấu thép là loại kết cấu được xây dựng chủ yếu từ vật liệu thép được chế tạo, gia công có mục đích sử dụng trong các công trình công nghiệp:

Daidung tự hào góp mặt cung ứng kết cấu thép cấu kiện xây dựng Sân vận động 974 ở Qatar phục vụ mùa World Cup 2022
  • Công trình nhà tiền chế: Kho bãi, nhà xưởng, nhà máy, cầu, cống
  • Công trình dân dụng như cao ốc, văn phòng, khu trung tâm thương mại.
  • Hạ tầng công cộng như sân vận động, nhà bảo tàng triển lãm,
  • Hạ tầng giao thông cầu đường, cầu cảng, cẩu trục,…
  • Các cấu kiện, thiết bị phục vụ cho các công trình nhiệt điện, thủy điện, lọc hóa dầu hay khai thác khoáng sản.

2.2 Kết cấu thép ứng dụng sâu vào các lĩnh vực công nghiệp nặng: 

Ngoài các lĩnh vực công nghiệp nhiệt điện, thủy điện và khai thác khoáng sản, kết cấu thép còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác trong ngành công nghiệp và xây dựng. Dưới đây là một số lĩnh vực khác mà kết cấu thép có sự ứng dụng:

2.2.1 Công nghiệp dầu khí:

Kết cấu thép được sử dụng trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và cấu trúc tại các cảng, nhà máy lọc dầu, nhà máy khí đốt, hệ thống ống dẫn dầu khí, hệ thống bể chứa và cấu trúc cần cẩu.

Daidung là đơn vị cơ khí chế tạo tiên phong về kết cấu thép phục vụ cho các ngành công nghiệp nặng và năng lượng.

2.2.2 Công nghiệp ô tô và động cơ:

Kết cấu thép được sử dụng trong sản xuất và lắp ráp các phần cơ khí của ô tô và động cơ. Nó được sử dụng trong khung xe, hệ thống treo, động cơ và hộp số, bình chứa nhiên liệu và các bộ phận cơ khí khác.

2.2.3 Công nghiệp hàng không và vũ trụ:

Kết cấu thép được sử dụng trong việc xây dựng các sân bay, hệ thống đường băng, nhà ga hàng không, cơ sở hạ tầng vũ trụ và các tòa nhà công nghiệp liên quan đến ngành hàng không và vũ trụ.

2.2.4 Công nghiệp xử lý nước và môi trường:

Kết cấu thép được sử dụng trong việc xây dựng nhà máy xử lý nước, nhà máy xử lý chất thải, hệ thống ống dẫn nước và hệ thống bể chứa chất thải. Nó cũng được sử dụng trong cấu trúc bảo vệ môi trường và cấu trúc chống cháy.

2.2.5 Công nghiệp thực phẩm và chế biến:

Kết cấu thép được sử dụng trong việc xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm, nhà máy bia, nhà máy đường, nhà máy chế biến cá và các cơ sở công nghiệp thực phẩm khác. Nó được sử dụng trong cấu trúc hỗ trợ, hệ thống bể chứa và hệ thống ống dẫn

3. 6 đặc tính của kết cấu thép công nghiệp DDC:

3.1 Đáp ứng các tính năng chịu tải:

Kết cấu thép công nghiệp DDC được được chế tạo phải đáp ứng các tiêu chí về cơ học vượt trội, khả năng chịu lực cao, khả năng chống biến dạng tốt và dễ dàng gia công, lắp ráp.

3.2 Thiết kế dựa trên phân tích kỹ thuật:

Trước khi xây dựng, từng kết cấu thép DDC sẽ được lên bản vẽ chi tiết và phân tích kỹ thuật trong quá trình dự toán, nhằm mục đích tính toán và xác định các yêu cầu về tải trọng, khả năng chịu lực, và an toàn. Thiết kế này thường dựa trên các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật hiện hành.

3.3 Hình dạng và kích thước đa dạng:

Kết cấu thép công nghiệp DDC đa dạng hình dạng và kích thước tùy thuộc vào loại hình và yêu cầu của từng công trình. Hiện nay, các công trình đều đề cao yếu tố thẩm mỹ. Chính vì thế, kiểu mẫu và lớp phủ bề mặt kết cấu thép DDC đều trở thành điểm nhấn gia tăng giá trị. Ở Khối sản xuất DDC, công tác tuyển chọn đội ngũ kỹ sự, thợ hàn lành nghề đầu vào khắt khe đáp ứng yêu cầu chế tạo vừa đạt tiêu chuẩn vừa điêu luyện khéo léo.

Daidung là đơn vị tổng thầu công trình trong khu Liên hợp Gang-Thép Hòa Phát – Quảng Ngãi.

3.4 Quá trình sản xuất tiêu chuẩn:

Kết cấu thép DDC trong từng dự án đều được sản xuất theo yêu cầu và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao theo các chứng chỉ quốc tế hiện hành. Quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng cẩn thận giúp đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của các bộ phận thép.

3.5 Công đoạn lắp ráp và kết nối:

Các bộ phận thép trong kết cấu công nghiệp thường được lắp ráp và kết nối bằng các phương pháp chuyên nghiệp như:

  • kết nối bằng các mối hàn
  • kết nối bắt ốc vít
  • kết nối, siết bu lông, bu lông neo
  • kết nối bằng chốt chặn.

Điều này giúp tạo ra kết cấu vững chắc và an toàn.

3.6 Công nghệ tiên tiến:

Kết cấu thép công nghiệp ngày nay thường được hỗ trợ bởi công nghệ tiên tiến như phần mềm thiết kế 3D, mô phỏng và phân tích kỹ thuật. Công nghệ này giúp cải thiện tính chính xác, hiệu suất và quản lý dự án.

Kết cấu thép DDC theo dòng chảy thời đại đã có những dấu ấn nhất định trở thành vật liệu phát triển bền vững hàng đầu trong tương lai 

Nhìn chung, Kết cấu thép ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và xây dựng khác nhau. Kết cấu thép được xem là thành phần, cấu kiện, thiết bị, hệ khung cung cấp tính bền vững, mạnh mẽ và linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu khắt khe của các ngành công nghiệp khác nhau. Và DDC là đơn vị cơ khí chế tạo tiên phong cung cấp giải pháp, thiết kế, gia công chế tạo và lắp dựng kết cấu thép hàng đầu Việt Nam và vươn tầm quốc tế. 

#ketcauthep #ketcauthepcongnghiep #congtrinhcongnghiep #duancongnghiepnang #duanketcauthep #ketcauthepddc #ketcauthepdaidung

Tổng hợp từ MKT DDC

Languages